Kỹ thuật in nổi, in cao thành là gì?

In nổi hay còn gọi là in cao bản, in cao thành là kỹ thuật in lụa bình thường như các bạn đã biết nhưng điểm khác biệt ở đây là sau khi in thì tạo được một lớp bề mặt cao hẳn lên so với bề mặt vật liệu cần in. Vậy để in được cao thành thì ta cần làm thế nào? Bạn cần chú ý tới những bước trong quá trình: chụp được bản cao thành, lựa chọn loại mực in phù hợp, kỹ thuật khi in, quá trình sau in.


Trong các loại mặt hàng in, dệt vải chúng ta thường gặp dạng in các vân hoa hoặc chữ nổi, in chống trượt trên tất, vớ, găng tay để tạo ma sát. Chúng được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a. Với in nổi tạo hình

Mẫu hình được in nổi trên sản phẩm nhờ tác dụng của bọt xốp của mực trong quá trình sấy hoặc hấp. Để thực hiện công nghệ này có thể dùng các thành phần mực giống như pigment hoặc mực Pastisol in lụa. Điểm khác biệt chủ yếu của các công thức pha mực in lụa là phải dùng chất gây nở để tạo hình nổi. Chất tạo hình nổi có thể là cao su thiên nhiên hoặc nhựa cao phân tử tổng hợp có khả năng chuyển thành xốp khi hấp.

Công thức cho mực in nổi - in cao bản, mực in cao thành trong in lụa

  • Pigment ( các mầu ) 30g
  • Hồ lutexal HSD hồ 830g
  • Dibutyl ftalat ( chất làm mềm ) 10g
  • Lupritol 4053 ( chất tạo nổi ) 30g
  • Ryudye binder ( tạo màng ) 100g
  • Tổng cộng 1000g

Cách pha chế mực in nổi (dùng trong in lụa)

Pigment được trộn đều với hồ và chất làm mềm. Sau đó đưa binder và chất tạo nổi vào hỗn hợp khuấy đều cho đến khi đạt được nồng độ đồng nhất cao.

Quy trình xử lý sau khi in

Sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130 đến 150 độ C bằng hơi nước bão hòa, hoặc gia nhiệt bằng không khí nóng ở nhiệt độ này. Binder sẽ chuyển thành màng xốp có hình nổi trên mặt sản phẩm.

b. Tạo vân nổi

Phương pháp này thường được áp dụng cho vải may mặc và in hoa văn trang trí. Nguyên tắc thực hiện như sau: đầu tiên vải xenlulo hoặc vải pha được ngâm tẩm bằng dung dịch nhũ tương, nhựa cao phân tử bán đa tụ, cán thật đều và sấy khô. Sau đó vải được cán ép giữa 2 cặp trục nóng 140 - 150 độ C. Một trong hai trục này có khắc chìm mẫu hoa văn với độ sâu 0.3mm còn trục kia khắc nổi mẫu hoa văn với độ dầy tương ứng. Khi đã qua khe ép dưới tác dụng của áp lực và nhiệt độ nhựa bán đa tụ sẽ chuyển thành màng và định hình tạo nên những vân nổi theo những chu kỳ nhất định trên mặt vải. Hiện nay, người ta thường dùng nhựa dẫn xuất từ axit Acrylic.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

In nổi hay còn gọi là in cao bản, in cao thành là kỹ thuật in lụa bình thường sau in nó tạo một lớp bề mặt cao hẳn lên so với bề mặt vật liệu cần in.

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.