Bàn in lụa thủ công là gì?

Bàn in lụa là một dụng cụ, vật tư cần thiết trong quá trình triển khai kỹ thuật in lụa, in lưới. Cũng giống như khung in lụa và dao gạt mực in lụa thì bàn in lụa ở đây có vai trò giúp giữ cố định sản phẩm, là nơi để bạn có thể thực hiện thao tác in trên sản phẩm một cách dễ dàng và chính xác.

Bàn in lụa chuẩn cần lưu ý những yếu tố gì?

Bàn in lụa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoa văn được in chính xác đạt độ sắc nét cao trên sản phẩm. Không những thế cách thiết kế bố trí bàn in cũng ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất cũng như hiệu quả của công việc in ấn. Bàn in lụa phải hoàn toàn phẳng, không có chỗ lồi lõm, vì nếu lồi lõm sẽ làm cản trở sự vận hành của dao gạt mực và làm hỏng bản lưới.

Độ cao của bàn in lụa cũng cần thích hợp với người có độ cao trung bình khom lưng đẩy dao gạt đặc biệt là khi in những sản phẩm lớn như in lụa trên vải, in lụa trên kính (những tấm kính lớn) in lụa trên thùng carton (các tông). Nếu bệ in quá thấp sẽ khiến người đứng in dễ bị mỏi làm giảm hiệu quả công việc. Nếu bệ in quá cao lực đẩy dao gạt sẽ không đều đặn, ảnh hưởng xấu đến kết quả in đồng thời cũng gây tốn sức. Nói chung đọ cao thông thường là từ 70 đến 80 cm.

Độ dài và độ rộng của bàn in lụa phụ thuộc vào mức độ cần thiết của công việc in ấn và không gian xưởng in bố trí sản xuất. Thông thường chiều rộng của của bàn in lụa lớn hơn chiều rộng của sản phẩm từ 20 đến 30 cm là hợp lý.

Ngoài những bàn in thông thường để in lụa với số lượng lớn cũng có những kiểu bàn in đặc biệt về kích thước phù hợp với mục đích in ấn như: bàn in xoay dùng để in nhiều màu lên áo, bàn in nhỏ, dùng để in card, thẻ tên, danh thiếp và các sản phẩm nhỏ khác...

Bàn in cần được bố trí ở nơi có thiết bị chiếu sáng tốt, dễ dàng kiểm tra các chi tiết in.

Cấu tạo của bàn in lụa thủ công

1. Mặt bàn in lụa

- Yêu cầu quang trọng đối với mặt bàn in là phẳng, chắc chắn và có độ đàn hồi nhất định để khung in lụa có thể tiếp xúc đều với sản phẩm cần in.

- Mặt bàn in lụa có thể đặt trong tư thế nằm ngang hoặc nghiêng một góc từ 10 đến 15 độ để việc đưa dao gạt mực trở nên dễ dàng hơn.

- Vật liệu làm mặt bàn in có thể dùng tấm gỗ dày từ 2cm rộng từ 8 đến 10 cm ghép phẳng lại với nhau.

- Cũng có thể làm mặt bàn từ các tấm bê tông mỏng hoặc kim loại. Thông thường hiện nay mặt bàn in được làm từ các tấm kim loại phẳng.

- Mặt bàn in có thể được làm bằng một tấm kính lớn. Loại mặt bàn in lụa này có thuận lợi khi in các vật liệu mỏng như giấy, nylon, có thể bố trí đèn dưới gầm bàn giúp cho việc căn chỉnh khi in trở nên dễ dàng

- Khi in các vật liệu mềm có bề mặt không phẳng không nhẵn và khó cố định trên bàn chúng ta cần một lớp vật liệu phủ lên mặt bàn để tăng độ đàn hồ và ma sát. Thông thường lớp vật liệu đàn hồ này là vải hoặc nỉ len có chiều dày từ 4 đến 6 mm. Lớp vật liệu đàn hồi này còn có tác dụng bảo vệ cho bàn in lụa khỏi bị ảnh hưởng của mực in lụa, hóa chất in lụa, nước rửa lưới, hồ dán... vì chất liệu của nó được làm từ vải hoặc cao su đàn hồi.

2. Khung bàn in lụa

Đây là nơi đặt toàn bộ mặt bàn và các thiết bị phụ trợ khác ở dưới như máy sưởi nóng máy sấy, đèn chiếu... vì vậy nó cần được thiết kế chắc chắn - thoáng và rộng. Đồng thời cũng phải giúp mặt bàn chắc chắn bằng phẳng nhưng cũng cần tiết kiệm vật tư, vật liệu.

Ngoài ra cần chú ý đến sự hợp lý giữa bàn in lụa và khung in lụa sao cho việc thao tác lắp đặt vệ sinh được dễ dàng. Về cơ bản chân bàn in lụa được làm tư săt, bê tông hoặc gỗ.

Bài viết bạn có thể xem thêm

Bàn in lụa thủ công là một dụng cụ, vật tư cần thiết trong quá trình triển khai kỹ thuật in lụa, in lưới. Bàn in lụa giúp bạn cố định vật cần in...

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.