Pha màu mực in lụa luôn là bước rất quan trọng và khó trong quá trình in lụa, nói chung mực in lụa có nhiều loại khác nhau nhưng về vấn đề màu thì tất cả đều có những nguyên tắc cơ bản giống nhau. Điểm quyết định làm nghề in lụa giỏi chính là mức độ đo lường về pha mực in lụa.

Kỹ thuật in lụa có sử dụng rất nhiều loại mực như: mực in lụa UV, mực in  sico, mực in lụa trên vải, mực in lụa trên giấy, mực in lụa trên kim loại... nhưng cơ bản, thì quy trình pha mực in lụa gần như giống nhau. 

Phương pháp pha màu mực in lụa 

  • Phương pháp màu cộng: Tạo màu mới bằng cách là pha trộn các ánh sáng có màu.
  • Phương pháp màu trừ: Tạo màu mới là pha trộn các vật thể có màu với nhau. 

6 nguyên tắc pha màu mực in lụa cơ bản

1. Hai màu bù sẽ được nằm ở hai cực đối diện ở trên vòng tròn màu, là đối nhau 180 độ. Tất cả các màu khác sẽ được cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu thì sẽ được pha từ hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen hơn khi hai màu này cách xa nhau. Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu càng nằm gần nhau ở trên vòng tròn màu. Màu vàng đỏ nhạt và màu lam đỏ nhạt sẽ nằm cách nhau 1600 trên vòng tròn màu, khi pha chung lại sẽ cho màu lục nâu. Còn màu lam lục và vàng lục chỉ cách nhau có 800 thì khi pha lại sẽ có màu lục tươi trong.

Như vậy, mực đen được dùng để có thêm vào các màu khác để tăng độ đậm cho màu. Còn trong những kỹ thuật chồng màu thì để có được màu đen thì sẽ phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.

2. Khi làm tối màu phải cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một ít lượng  mực đen là sẽ đủ làm tối màu. Nếu muốn cho màu sáng thì cần pha lạt mực đậm ra.

3. Pha các màu đậm lại với nhau, kết quả sẽ được màu đậm hơn, có chiều sâu hơn. Pha các màu lạt lại với nhau kết quả sẽ ra được màu trong và sáng.

4. Nếu pha hai màu có liều lượng bằng nhau, thì chưa hẳn ta sẽ được một màu nằm ở giữa hai màu đó. Nguyên tắc trong 2 màu đó màu nào đậm hơn thì sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Khi pha mực, bạn nên cho dần mực đậm vào mực lạt, không được cho ngược lại.

5. Khi pha mực trắng vào mực màu kết quả nhận được là các sắc thái khác nhau của màu đó. Như pha mực trắng trong thì kết quả sẽ được sắc thái sáng là trong, còn trắng đục chỉ dùng để pha những màu phủ.

6. Mực in bao giờ cũng tuân thủ được các tiêu chuẩn kỹ thuật như: độ trong, độ khô, đậm đặc, độ bền ánh sáng …vv, khi chúng ta pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy nên hạn chế pha màu và tốt nhất nên là gửi mẫu màu đến các cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.

Bài viết bạn có thể xem thêm

Những nguyên tắc pha màu mực in lụa vô cùng quan trọng mà bạn cần phải biết để có thể ứng dụng vào từng trường hợp pha màu mực in lụa cụ thể...

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.