Với sự phát triển nhanh chóng của ngành in lụa, đòi hỏi các sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tinh xảo hơn và có tính thẩm mỹ tốt thì yếu tố quan trọng tạo nên nó chính là mực in lụa. Loại mực in lụa hiệu ứng trên vải được nhiều nhà cung cấp, các hãng sản xuất quan tâm nghiên cứu. Chính bởi vậy mà ta thấy được sự đa dạng của các loại hiệu ứng in trên vải trên thị trường.

12 hiệu ứng mực in vải cơ bản

1. Mực phồng (Foaming ink) 

Là loại mực trộn với bột nở và đã có đầy đủ chất cần thiết. Chỉ cần trộn với cốt màu là in được. Mực thường chỉ nổi lên sau khi sấy. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và lưỡng tính plastisol.

2. Mực in cao (còn gọi là mực nổi)

3D high based ink Là loại mực có độ đậm đặc cao và độ ngót thấp để khi in chồng lên nhanh cao. Mực in cao cũng được chia thành bóng và dẻo. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và plastisol.

3. Mực nứt (còn gọi là mực bể)

Crack based ink Là loại mực gốc nước sau khi in sẽ tự nứt như đất ruộng khi khô hạn. Thường thì mực nứt phải in lót bằng bóng hoặc dẻo mới nứt được.

4. Mực nhũ

Silver and Gold basedLà loại mực đã pha nhũ, nhưng là nhũ gốc phi kim không bị nổi sình, có thể để được năm này qua năm khác. Thường thì chỉ có nhũ vàng hoặc bạc. Muốn màu khác thì lấy màu đó pha vào nhũ bạc. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và plastisol.

5. Mực in tẩy

Discharge ink Là loại mực gốc nước gồm 2 thành phần là bột tẩy và dung môi pha bột. Sau khi in xong rồi sấy thì mực sẽ làm bốc màu nhuộm, vải sẽ trở thành màu ngà đục gần giống với vải trắng trước khi nhuộm. Mực này chỉ có thể tẩy được màu trên vải có tỷ lệ cotton từ 65% trở lên.

6. Mực giả tẩy IMD Discharge ink

Là mực gốc nước được điều chế để in tạo bề mặt nhưng mềm mại như thể mực thấm. Mực có độ trắng mờ mờ giống như mực discharge nhưng không bị mùi khai của bột discharge. Mực còn có lợi thế là có thể in trên polyester.

7. Mực Dẻo in trên nylon Nylon ink

Là mực gốc nước được điều chế riêng cho loại vải nylon và 1 số chất vải khó bám. Đặc trưng của loại mực này là có độ bám cao nên có thể in được trên các loại vải thường cotton, polyester 

8. Mực pha các loại bột kim tuyến, nhũ, cừ Glitter based inks

Là loại mực gốc nước có độ trong suốt, bám dính cao cho các loại bột. Mực này đôi khi được chia ra 2 loại: loại bám dính cao và loại có độ trong suốt cao.

9. Mực in trên đồ bơi, balo, túi xách Hand bag

Là loại mực gốc nước được điều chế ra với sự co giãn cao và bám dính trên các loại vải có nhiều sợi tổng hợp.

10. Mực PU nước water based ink

Là loại mực gốc nước nhưng có độ bóng và tính nhuyễn hơn mực nước thông thường đồng thời bám dính tốt trên nhiều loại vải.

11. Mực nước hiêu ứng silicon Silicon based ink 

Là mực gốc nước có độ bóng cao dùng để tạo bề mặt sau khi in mực nước thông thường.

12. Keo ép foil, nhung - Foil and flock ink 

Là loại mực nước đặc sánh sau khi sấy. Có độ dính cao dùng để ép foil hoặc nhung.

Với một số thông tin về các loại hiệu ứng mực in lụa trên vải có thể giúp bạn phần nào có được kiến thức nâng cao hơn trong môn in lụa. Để có cái nhìn tổng thể, những kinh nghiệm quý báu trong nghề in lụa bạn chỉ cần tham gia khóa học tại Trung tâm dạy nghề in lụa Trần Vũ tại Hà Nội sẽ giúp bạn thành công hơn trong nghề.

Mực in lụa trên vải với nhiều loại hiệu ứng khác nhau: mực phồng, mực in cao thành, mực nứt, mực nhũ, mực in tẩy... Tìm hiểu ngay để hiểu cụ thể về nó.

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.