In lụa trên bề mặt cong có gì khác

Với công nghệ đổi mới và hiện đại, kỹ thuật in lụa hiện nay đã có nhiều bước chuyển trong in ấn trên mọi bề mặt vật liệu: in lụa trên giấy, in lụa trên thủy tinh, in lụa trên kim loại, in lụa trên gỗ, in lụa simili, in lụa trên mica, in lụa trên vải thun,… cũng như phong phú trên kiểu dáng, hình dạng sản phẩm: in lụa mặt phẳng, in lụa trên bề mặt cong, in lụa 2 mặt,…

So với hình thức in lụa mặt phẳng thì in lụa trên mặt cong có kỹ thuật phức tạp hơn. Sở dĩ như vậy bởi vì khi in ấn trên mặt cong, mức độ thấm mực in cũng như hình ảnh sẽ khó thực hiện trên mặt phẳng. Các họa tiết, hình ảnh sẽ khó thấm mực hơn nếu không đủ lượng qua bản in. Bên cạnh đó, trong quá trình in lụa trên mặt cong, người điều khiển cần tập trung cao hơn để điều chỉnh lên xuống, qua lại xung quanh lớp bề mặt để mực in được tán đều khắp không gian mà nó cần bao phủ.

In lụa trên bề mặt cong của mũ lưỡi trai

Cách thức in lụa trên bề mặt cong

In lụa trên bề mặt cong cần có bộ gá hoặc giá đỡ, máy in mặt cong cụ thể.

Có một số kiểu in đặc biệt mà doanh nghiệp thường sử dụng để in lụa trên mặt cong giúp cho sản phẩm sau khi được in lụa trên mặt cong sao cho chất lượng, thu hút nhất:
  • In chuyển: là cách in lụa không trực tiếp lên sản phẩm mà trung gian qua một lớp giấy nền, sau đó sẽ ép nóng để mực in thấm từ từ qua lớp giấy nền đến bề mặt của vật dụng cần in lụa.
  • In nổi: kỹ thuật in lụa trên mặt cong này sử dụng giấy nở để tạo hình nổi, sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130-150°C bằng hơi nước bão hoà, lúc này, lơp màu in ban đầu sẽ nổi lên theo mong muốn theo yêu cầu nhờ lớp giấy nổi có sẵn.

In lụa trên mặt cong có kỹ thuật phức tạp hơn bởi vì khi in ấn trên mặt cong, mức độ thấm mực in cũng như hình ảnh sẽ khó thực hiện trên mặt phẳng.

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.