Mực in lụa trên vải áo hiện nay trên thị trường rất đa dạng bởi vậy mà tương đối khó với người mới bắt đầu bước vào nghề in lụa. Để giúp bạn sớm nắm bắt được các loại mực bài viết này chia sẻ với bạn về các loại mực bạn thường gặp, tính chất, quy tắc sử dụng...
Mực in lụa trên vải áo có những loại nào?
1. Mực in gốc nước
Các loại mực gốc nước thường có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60 độ C và khó tan dưới 25 độ C)
Nhóm này dùng in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ … Mực in nhóm này để khô tự nhiên tức là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
Khi in mực này thường lau bản bằng nước và dùng nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Cũng chính vì đặc điểm này mà mực sẽ bám kém hơn mực dầu nhưng thân thiện với môi trường hơn. Tại thị trường Việt Nam các loại mực gốc nước loại tốt phổ biến: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, CSC,…
Để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Tuy nhiên nếu in trên vải thì mực in sẽ được bán riêng và màu cốt bán riêng.
Ngành in vải là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất trong đó người ta phân chia thành 2 loại là Bóng dẻo và Hàng nước. Bóng Dẻo thường là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải.
Trên thị trường hiện nay, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên khách hàng cũng có thể mang về tự điều chế mực từ Chướng, Binder cầm màu, fixer, cốt màu và phụ gia.
.
Đặc trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trương khác nhau về xử lý trung gian.
Đặc điểm của mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước.
Trong ngành in thường có phân cấp độc hại từ không chì (Lead Free), Không kim loại nặng (Non-metal), Không Phthalete (Phthalete free) hay không Formandehyde (Formandehyde free)… tùy theo các nước khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ người tiêu dùng.
Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu.
Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Có thể dùng làm keo ép foil cũng tốt nữa. Dễ lên cao nếu sử dụng đúng loại High density.
Tuy nhiên mực này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dầy. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.
Mực UV còn có 1 lợi điểm nữa là độ trong suốt tuyệt hảo hơn các mực gốc khác và khi người ta muốn làm bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt thì đều rất tốt.
Ngày nay người ta hay dùng mực UV để trang trí làm bóng hoặc làm mờ cục bộ trên hình tạo nên sự sống động cho hình ảnh, mực UV cống hiến rất nhiều cho vào nền mỹ thuật ứng dụng.
Với những loại mực in lụa thường gặp trên thị trường như bên trên thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với giá thành, chất lượng sản phẩm mình muốn làm ra.
Nhóm này dùng in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ … Mực in nhóm này để khô tự nhiên tức là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
Khi in mực này thường lau bản bằng nước và dùng nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Cũng chính vì đặc điểm này mà mực sẽ bám kém hơn mực dầu nhưng thân thiện với môi trường hơn. Tại thị trường Việt Nam các loại mực gốc nước loại tốt phổ biến: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, CSC,…
Để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Tuy nhiên nếu in trên vải thì mực in sẽ được bán riêng và màu cốt bán riêng.
Ngành in vải là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất trong đó người ta phân chia thành 2 loại là Bóng dẻo và Hàng nước. Bóng Dẻo thường là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải.
Trên thị trường hiện nay, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên khách hàng cũng có thể mang về tự điều chế mực từ Chướng, Binder cầm màu, fixer, cốt màu và phụ gia.
2. Mực in gốc dầu
Mực được điều chế từ gốc dầu mỏ thì gọi là mực gốc dầu.
Đặc trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trương khác nhau về xử lý trung gian.
Đặc điểm của mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước.
Trong ngành in thường có phân cấp độc hại từ không chì (Lead Free), Không kim loại nặng (Non-metal), Không Phthalete (Phthalete free) hay không Formandehyde (Formandehyde free)… tùy theo các nước khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ người tiêu dùng.
3. Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
Trước hết phải nói là mực Plastisol là mực điều chế in trên vải thuộc gốc dầu nhưng được tách ra 1 đề mục riêng vì có một số đặc điểm cần nói riêng cho loại mực này kẻo nhầm lẫn.Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu.
Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Có thể dùng làm keo ép foil cũng tốt nữa. Dễ lên cao nếu sử dụng đúng loại High density.
Tuy nhiên mực này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dầy. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.
4. Mực UV
Mực UV là mực gốc dầu có đặc tính là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực này in được trên rất nhiều chất liệu và độ bám tốt.Mực UV còn có 1 lợi điểm nữa là độ trong suốt tuyệt hảo hơn các mực gốc khác và khi người ta muốn làm bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt thì đều rất tốt.
Ngày nay người ta hay dùng mực UV để trang trí làm bóng hoặc làm mờ cục bộ trên hình tạo nên sự sống động cho hình ảnh, mực UV cống hiến rất nhiều cho vào nền mỹ thuật ứng dụng.
5. Mực in Sublimation
Đây là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt, sau khi in lên 1 tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang 1 bề mặt khác, loại mực này sẽ thăng hoa sang bề mặt ấy.Với những loại mực in lụa thường gặp trên thị trường như bên trên thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với giá thành, chất lượng sản phẩm mình muốn làm ra.
Đăng nhận xét