Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nghề in lụa thì kéo theo đó là lưới dùng trong in lụa cũng ngày càng đa dạng trên thị trường. Vậy làm sao để bạn lựa chọn được loại tốt nhất? Cách nhanh nhất là bạn hiểu được bản chất của nó thì có thể dễ dàng lựa chọn bởi mỗi một nơi cung cấp họ có thể gọi với những cái tên hơi khác nhau một chút. Bạn sẽ nắm được ngay khi đọc xong bài viết này.

Thông số kỹ thuật của lưới in lụa

1. Độ mịn của lưới

Độ mịn của lưới in lụa được xác định dựa theo mật độ sợi dọc trên 1 cm và mật độ mắt lưới / 1 cm3.
Lưới thô là lưới có mật độ sợi và mật độ mắt lưới nhỏ, kích thước mắt lưới và sợi lưới to. Lưới mịn là lưới có mật độ sợi và mật độ mắt lưới lớn, kích thước mắt lưới nhỏ. Trên thị trường lưới in lụa hiện nay độ mịn của lưới được thể hiện dưới dạng các hình thức ký hiệu như N (chỉ số) và T (chỉ số) các chỉ số càng cao thì lưới càng mịn. Ở các lưới mật độ mịn khi đưa lên ánh sáng sẽ thấy nhiều mầu sắc do có hiện tượng giao thoa.
Với loại lới N40 và T40 chỉ số này cho chúng ta biết đây là loại lưới có 40 sợi / 1 cm và 1600 mắt lưới / cm2.

2. Tỉ lệ giữa đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới

Dưới đây là một vài số liệu liên quan đến tỉ lệ giữa đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới ở một số loại lưới in lụa thường dùng: 
  • Lưới N100 có chiều rộng mắt lưới là 0.06 mm đường kính sợi lưới là 0.04 mm
  • Lưới N110 có chiều rộng mắt lưới là 0.053 mm đường kính sợi là 0.04 mm
  • Lưới N132 có chiều rộng mắt lưới là 0.04mm đường kính sợi lưới là 0.03mm
Với mỗi loại vật liệu in và chi tiết in đều đòi hòi những thông số lưới tối ưu khác nhau. Mật độ của lưới phụ thuộc và mật độ của chi tiết in. Bí quyết chọn đúng lưới in lụa cần in là khi in những chi tiết nhỏ tinh tế thì phải dùng lưới in mịn hơn khi in những chi tiết thô, khi in trên giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại hay những sản phẩm khác dùng mắt lưới to hơn. In trên giấy cần lưới mịn hơn in trên vải ...

Các tiêu chuẩn kỹ thuật chung của lưới in lụa:  

  • Lưới in lụa dù được dệt từ bất kỳ loại sợi nào cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây:
  • Kích thước chiều rộng mắt lưới lớn hơn đường kính sợi lưới từ 1,5 đến 2 lần.
  • Lưới không được có những lỗi dệt như chỗ nối sợi, chập sợi, các vết xước của sợi...
  • Các sợi lưới phải song song các sợi dọc và ngang cần vuông góc với nhau.
  • Lưới phải có độ thoáng sới lưới có tiết diện tròn để mực in lưới có thể dễ dàng xuyên qua.
  • Lưới in lụa cần có độ đàn hồi mềm dẻo cần thiết để phục vụ đắc lực cho quá trình in ấn.
  • Lưới in lụa cần nhẵn và trơ để không bám mực và các dung dịch rửa bản lưới.
  • Lưới in lụa cần đan sao cho sợi ngang và dọc định vị chắc chắn với nhau, không bị sô lệch khi đan và khi căng lên khung đặc biệt là lúc gạt dao trên mặt lưới.

Các cách chọn lưới in lụa phù hợp nhu cầu in ấn

Để chọn được lưới in lụa phù hợp với nhu cầu in ấn thì bạn nên chọn theo các tiêu chí sau:
  • Vật liệu in là gì ? Đặc điểm của hình in (chi tiết lớn hay nhỏ đường nét thẳng hay cong, in nhiều mầu hay 1 mầu)
  • Chất lượng và đặc tính của mực in lụa.
  • Nếu chọn được loại lưới in phù hợp thì hình in trên sản phẩm sẽ đẹp và dễ in. Khi in chỉ cần ấn nhẹ con lăn hay dao gạt mực là mực sẽ thấm qua vừa đủ mắt lưới đảm bảo mầu in đều đặn.
  • Khi in trên giấy: Tùy vào hình in có thể chọn loại lưới từ T90 đến T 140
  • Khi in trên bao bì PVC, in lụa trên PE, lưới in trên vải da và kim loại nên chọn lưới từ 120T đến 180 T.
  • Khi in các loại vải hay các sản phẩm dệt nên chọn lưới thô loại trung bình cụ thể chọn từ T 30 đến T 50 khi in khắn tắm, khăn bông, khăn rửa mặt túi vải không dệt lưới từ T40 đến T50. Khi in các loại vải thô lưới in lụa nên chọn từ T50 đến T100.
  • Khi in hình nhỏ có nét thẳng chọn lưới in mịn. 
  • Trong công nghiệp sành sứ, tráng men và thủy tinh: Người ta dùng lưới tơ tằng từ N84 đến N100 để in mực màu lên giấy nền rồi chuyển vào sản phẩm mộc.
Trong thực tế sản xuất tùy thuộc vào loại lưới in và kỹ thuật phối chế mực in lụa người ta có thể sử dụng lưới in một cách linh hoạt. Nói chung việc chọn lưới in cũng phụ thuộc nhiều yếu tố nên quyết định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế.

Lưới in lụa có vai trò quan trọng trong kỹ thuật in lụa. Và lựa chọn được nó một cách tốt nhất bạn phải hiểu bản chất của luoi in lua...

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.