Các loại hiệu ứng của mực in lụa trên vải

Đã là người làm trong ngành in vải chắc hẳn ai cũng mong rằng mực nước sẽ làm được tất cả mọi đơn hàng vì giá thành mực nước rẻ, và khỏi phải ngửi mùi hôi của gốc dầu, hay phải mất nhiều công sấy khi dùng Plastisol. Nhưng thực tế nhiều người phải dùng mực dầu hoặc mực Plastisol vì cần độ bám, hiệu ứng...


Hiện nay mực nước đã phát triển rất tốt, tuy nhiên có một số người bạn trong ngành vẫn chưa biết nên nhân lúc rảnh mình xin điểm lại một số hiệu ứng của mực nước đã làm được:

1. Hiệu ứng in cao bản: High 3D

Mực nước, có thể dày lên đến tuyệt hảo (mình đã thử đến 900 um), đứng chân, độ bám rất tốt, in trực tiếp màu trắng hoặc pha màu vào màu trong. mềm dẻo sau khi in, co giãn cực tốt tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Có thể in nguyên bản hoặc pha pigment hoặc pha trắng với clear và pigment. Ưu điểm của loại mực này là không cần sấy hoặc sấy cũng được, đứng chân. Nhược điểm: nếu không biết cách dùng mực sẽ không mềm bằng plastisol.

2. Hiệu ứng nứt hình (Crack Base)

Là mực nước nên nứt tự nhiên không cần sấy sau khi in. Cần lót nền bằng RB White. In càng dày nứt càng đẹp. Có thể pha nhiều màu. Để khô không sấy nứt càng tự nhiên. Bám rất tốt trên các loại vải cotton, polyester, TC, các loại khác thì thử sẽ rõ. Mực rất bền, nên tránh ánh sáng mặt trời khi bảo quản mực.

3. Hiệu ứng phồng, xốp (foaming)

Sau khi in và sấy mực sẽ phồng xốp lên. Ép thì xốp đều, sấy thì phồng tự nhiên. Bám tốt trên các loại vải cotton, polyester, TC. Có thể pha với dẻo, bóng, pigment để được các hiệu ứng theo nhu cầu.

4. Hiệu ứng siêu mềm bóng bề mặt. (Silicon Base)

Màu trắng dẻo. Sau khi in bề mặt sẽ bóng, dẻo và nhìn như silicon mềm mại mượt mà nhưng rất bóng bẩy. Có thể pha pigment. Bám tốt trên cotton, Polyester và TC. Rất bền, nên bảo quản tránh ánh nắng.

5. Hiệu ứng bốc, đốt, cháy (Discharge)

Mực 2 thành phần chuyên dùng trên vải cotton, Jean. Sau khi sấy sẽ làm mất màu vải. Xúc tác bằng nhiệt độ cao nên không bị phản ứng ở nhiệt độ thường, không bị bốc đốt vải khác. Màu bốc tươi. Sản phẩm mềm mịn sau khi in tạo cảm giác thoải mái. Điểm mạnh ở xúc tác nhiệt độ, điểm yếu ở mùi hơi xốc.

6. Giả bốc. (IMD)

Nếu vải không phải cotton nhưng vẫn muốn in như discharge thì có loại giả bốc. Làm bề mặt mềm mịn và tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.

7. Chồng màu (Separation Color extender)

Mực thấm vào vải, các màu sẽ hòa vào nhau như in offset. Màu rất tươi, mùi nhẹ, không gây hại cho sức khỏe. Chỉ cần in 1 lần là được. Có thể chồng được 4 màu cho các sợi cotton, polyester, TC, ... Mực bền, tuổi thọ cao in lụa 150 đến 200 sợi/ inch. 61 đến 90 sợi/cm. Chậm bít bản, in máy, in tram tuyệt hảo. Kết quả in hình ảnh rõ nét rất đẹp.

(Nguồn tổng hợp)

Bạn có thể xem thêm bài viết: Mực in lụa với những câu hỏi thường gặp

Mực in lụa trên vải có rất nhiều loại hiệu ứng lạ giúp bạn có được những sản phẩm độc đáo: hiệu ứng cao bản, hiệu ứng nứt hình, hiệu ứng phồng...

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.